Ágota Kristóf (1935 – 2011) là một nhà văn người Hungary, sống ở Thụy Sỹ và viết bằng tiếng Pháp. Tiếng Pháp là ngôn ngữ thứ hai bà học sau khi tị nạn tại Neuchâtel từ năm 1956 và thành công ngay từ cuốn tiểu thuyết đầu tiên Le Grand Cahier tiếng Việt là Cuốn sổ lớn (1986). Ba mươi năm ở nơi mới, viết bằng ngôn ngữ mới, thành quả này của bà thật sự không dễ dàng chút nào. Cuốn sổ lớn đã được chuyển ngữ sang hơn bốn mươi ngôn ngữ, được Hiệp hội văn học Pháp ngữ trao giải Grand Prix Littéraire Européen chính là sự công nhận của độc giả và các nhà văn đương thời. Thành công của tác phẩm đầu tay thúc đẩy bà viết tiếp hai phần tiếp theo: Bằng chứng – La Preuve (1988), Lời nói dối thứ ba – Le Troisième Mensonge (1991) để hoàn chỉnh bộ Anh em song sinh – Twins Trilogy.
Đình Quân
Nhiệt độ ngôn ngữ – Lee Ki Ju
Cuốn sách này mình đọc khá là lâu rồi, chắc phải một hai năm gì đó. Ban đầu thì ấn tượng với cái tên sách, sau khi xem qua một loại các bài đánh giá thấy có vẻ khá hay nên quyết định đọc. Tiếc là nội dung không thực sự ấn tượng như là cái tên, nguyên nhân chính có lẽ là sách được dịch không tốt, cảm giác như là dùng Google Dịch rồi sửa lại vậy, khá hơn một chút so với các bản dịch dạng convert của văn học mạng.
Tạo tập tin mới trong Finder – MacOS
Ở bài trước đây mình đã đề cập đến sự khó chịu của một tác vụ rất thường xuyên và đơn giản là Tạo tập tin mới trong một thư mục khi duyệt các tập tin bằng Finder trên macOS. Bài viết này ghi chép về cách mình tạo tác vụ bổ xung trong Finder để có tập tin mới theo thói quen.
Ba cuốn sách về cách đọc sách
Từ trước đến giờ, mình đọc sách theo thói quen, thích là đọc, cũng không mấy khi tìm hiểu về cách đọc sách. Có thể là do việc đọc sách của mình mang tính chất giải trí, tham khảo chứ không phải là đào sâu, nghiên cứu về một vấn đề hay phục vụ cho công việc gì đó. Bởi vậy, khi thấy ba cuốn sách ở cạnh nhau, mình nảy ra ý định là đọc cả ba cuốn đó xem sao.
Sống giản dị – Charles Wagner, Sống đơn giản – Vũ Bằng dịch
Mình bắt đầu đọc về quan điểm sống tối giản từ cuốn sách Nghệ thuật bài trí của người Nhật của Marie Kondō (bản gốc tên là The Life-Changing Magic of Tidying Up: The Japanese Art of Decluttering and Organizing) mà sau này được tái bản lại với tên dịch gần đúng là Dọn dẹp cùng Marie Kondo. Từ khi đọc xong, mình đọc thêm khá nhiều về chủ đề này nhưng chưa đọc hết thêm một cuốn sách về tối giản nào bởi vì chưa tìm ra phương châm sống thật phù hợp. Cho đến khi biết đến La Vie Simple của Charles Wagner được nhà văn Vũ Bằng chuyển ngữ thành Sống đơn giản thì mình hiểu là cái mình cần không phải là sự tối giản, cắt giảm mà là cuộc sống giản dị, vừa ý, vừa đủ.
Ghi chép: Kinh nghiệm, thủ thuật, dùng MacOS
Mình đã chuyển sang MacOS sau 16 năm sử dụng Linux, bắt đầu từ 2004 dùng song song với Windows và từ 2006 chính thức sử dụng Linux là hệ điều hành chính trên máy tính đến nay (12.2022).
Bài viết này là cảm nhận của cá nhân mình và tổng hợp ghi chép lại quá trình sử dụng cũng như việc chuyển đổi từ Linux sang MacOS.
Hướng dẫn duy trì G Suite Legacy miễn phí
Bạn có thể tiếp tục sử dụng G Suite Legacy miễn phí sau ngày 27.06.2022 bằng cách xác nhận việc chỉ sử dụng gói dịch vụ này cho mục đích cá nhân, không thương mại hóa hay kinh doanh.
Thủ thuật, kinh nghiệm sử dụng thiết bị Android
Hầu hết các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính bảng, TV…) trong gia đình mình đều là các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android. Bài viết này sẽ ghi chép lại các kinh nghiệm, thủ thuật của mình nhằm chia sẻ cho các bạn gặp phải tình huống tương tự. Tùy theo tình huống cá nhân và thiết bị mà các bạn có thể gặp tình huống tương tự, nội dung bài viết này sẽ rút ngắn thời gian giải quyết vấn đề của bạn. Tuy nhiên, vì đây là các tình huống cá nhân nên có thể giải pháp của mình có thể hoặc không giải quyết được vấn đề của bạn, hãy coi như là một cách tham khảo 🙂
Quay lại viết đều đặn như thế nào?
Hẳn bạn còn nhớ, mình đã viết một bài về sự trở lại từ 2017 nhưng từ đó đến giờ, số lượng bài viết rất ít. Có nhiều lý do của việc không thể duy trì được thói quen viết đều đặn. Nói một cách khách quan, có khá nhiều thứ sẽ xuất hiện khi bạn bắt đầu một việc gì đó. Hầu hết là những trở ngại khiến bạn nản lòng, bỏ cuộc hoặc buông xuôi bởi vì chả có gì ràng buộc hay gây áp lực khiến bạn phải duy trì nó cả. Cá nhân mình có rất nhiều lý do, rất chính đáng là đằng khác với những biến cố đã xảy ra trong cuộc sống thực của mình, nhưng để mà tìm lý do từ bỏ thì rất dễ, xây dựng kỷ luật bản thân thì mới là thử thách.
Nếu thực sự muốn thì người ta sẽ tìm cách, còn nếu không muốn thì người ta sẽ tìm lý do.
Số trong tiếng Đức
Số là một phần rất quan trọng, có rất nhiều loại khác nhau: số đếm, phân số, số lần tần suất, giá, số thập phân, thứ tự, thời gian, ngày tháng … Cách viết, đọc số trong tiếng Đức có những quy tắc nhất định, nắm được quy tắc này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc học và sử dụng nó.