Đàn bà sinh ra để nói. Họ nói mỗi ngày 5.000-7.000 từ mới thỏa, vốn từ ngữ của một bé gái 3 tuổi nhiều gấp đôi của một bé trai 3 tuổi, bé gái dùng đến 5 bậc ngữ điệu thay vì chỉ có 3 như bé trai.
Đàn ông sinh ra để hành động và gặp khó khăn với ngôn ngữ, nói 2.000-4.000 từ mỗi ngày với họ đã nỗ lực phi thường. Nhưng khổ thay, đàn bà lại thường đưa đàn ông vào cái mê cung ngôn từ của họ.
Khó khăn thứ nhất của đàn ông với đàn bà: Họ nói quá nhiều
Câu chuyện xảy ra thế này: Bạn trở về nhà sau một ngày “săn mồi” mệt mỏi nơi công sở, chỉ muốn mau chóng kết thúc bữa ăn tối để tìm lại chiếc ghế bành quen thuộc, ngả lưng xuống đó, đọc nốt tờ tạp chí dành cho đàn ông hoặc xem chương trình tivi mình ưa thích. Nhưng vợ bạn thì không như vậy. Trông cố ấy tươi tỉnh như một MC trong tư thế sẵn sàng bước vào một cuộc đối thoại dài đầy hứng khởi.
Ngồi xuống bàn ăn, cô ấy mở lời:
– Ông sếp của anh có còn cà chớn với anh không?
Bạn sẽ trả lời:
Vuốt ve, tán dương, nuông chiều, quan tâm, thưởng thức, xoa bóp, thông cảm, thủ thỉ, ca tụng, hỗ trợ, cung ứng, xoa dịu, nhử, hóm hỉnh, làm bớt giận, kích thích, an ủi, ghì chặt, phớt lờ những chỗ béo, ôm ấp, kích động, che chở, ôn tồn, âu yếm, tha thứ, phụ họa, giải khuây, nồng ấm, mê hoặc, chăm lo, tin cậy, bảo vệ, che phủ, khoe khoang về điều gì đấy ở cô, thần thánh hóa, thừa nhận, chết vì cô, đùa bỡn, làm hài lòng, siết tay, chiều chuộng, tôn thờ, sùng bái.
Làm thế nào để làm vừa lòng người đàn ông?
Khỏa thân!
– Bình thường mà.
– Bình thường gì – cô ấy phản đối – em thấy thằng cha đó…
Và thế là bắt đầu một bài dài về sếp khó ưa của bạn theo quan sát và cảm nhận của cô ấy. Để khỏi phải nghe về người đàn ông bạn gọi là sếp mà bạn cũng không mấy quan tâm lẫn mấy cảm tình đó, bạn chuyển đề tài:
– Hôm nay em thế nào?
– Em sẽ chết trước khi thần chết kêu tới tên em, vì cái con bé Hiên ngồi đối diện với em nó ám. Con bé Hiên, anh còn nhớ không, năm ngoái em giới thiệu hai người với nhau rồi, trong tiệc cưới của cô đồng nghiệp của em ấy?
Để “trốn thoát” (và quả tình như vậy), bạn nói:
– Anh quên rồi.
– Chán anh ghê! Cái con bé Hiên người tròn như hạt mít, mắt lúc nào cũng lúng la lúng liếng như sẵn lòng chiều chuộng đàn ông cả thế giới này ấy. Hôm nay anh biết nó ăn mặc thế nào không? Một cái áo ba tầng trên một cái váy năm tầng, ha ha, trông nó như một cái nhà lầu tám tầng nhưng tổng cộng lại chỉ cao có một mét rưỡi. Nó lại còn làm kiểu tóc…
“Xin thánh thần hãy cứu con – trong bạn kêu lên thống thiết như vậy – trước khi con biết được chuyện cô Hiên gì đó “có tháng” vào mấy ngày, đã “nạo hút” mấy lần, với những người đàn ông nào. Con chỉ muốn yên thân nghỉ ngơi!”.
Và thế là bạn rơi vào tình trạng ậm ừ. Và thế là cô ấy xị mặt:
– Anh có nghe em nói gì không đấy?
– Ừ, anh vẫn nghe mà.
– Thế em nói đến đâu rồi?
– ……………..
– Đấy, em biết ngay mà. Anh đâu có thương xót gì vợ anh đâu. Em phải làm việc mỗi ngày mười tiếng đồng hồ bên cạnh một con hồ ly, mặt người dạ thú, khẩu phật tâm xà… Nó làm em căng thẳng, bực bội phát điên lên được, về chia sẻ với anh, anh lại coi như chuyện chẳng đáng nghe. Phải rồi, chuyện đâu có liên quan gì tới anh…
Và cô ấy bắt đầu sùi khóc, bỏ cơm giữa bữa.
Bạn chưng hửng đến nước chỉ còn té ngửa. Trời ơi, tôi đã làm gì? Quan trọng hơn, bây giờ tôi phải làm gì để thoát khỏi cái vũng lầy ngôn ngữ và nước mắt này đây?
À, bạn biết rồi, đây chính là cách giải quyết vấn đề cho cô ấy và cho cả bạn:
– Theo anh thì em nên nói chuyện về tình trạng của mình với trưởng phòng, đề nghị được chuyển sang ngồi ở một cabin khác, cách xa cô ấy ra, khuất mắt cô ấy khỏi tầm nhìn của em (bạn thở phào).
– Trời ơi, anh không biết gì hết, vấn đề không phải như vậy!
Đến nước này thì bạn điên mất. Nhưng xin thề có Chúa, có ghé dao vào cổ bạn cũng không bao giờ dám thốt lên với cô ấy niềm mong mỏi của mình: “Anh mệt quá, anh muốn nghỉ ngơi trong yên lặng. Hay là em gọi điện tâm sự với chị đồng nghiệp của em về cô Hiên kinh tởm ấy đi”, vì bạn tự biết, như thế có nghĩa là tối nay bạn phải tự dọn bàn ăn, rửa chén bát và ôm gối ra sofa ngủ riêng!
Tình cảnh của bạn quả thực đáng thương, nhưng xin đừng oán trời trách đất. Hầu hết mọi đàn ông có vợ trên thế gian này đều thường xuyên lâm vào tình cảnh này, chỉ có câu chuyện là khác nhau thôi. Và hầu hết họ, cũng như bạn, không biết lối thoát nằm ở đâu ngoại trừ lối thoát duy nhất: mình đã cưới phải một cô vợ lắm lời và việc của mình là chịu đựng cho đến khi nào “bứt sô” thì thôi.
Tiết lộ cho bạn một bí mật nhé: bạn đã sai. Trên đời này không hề có chỗ đứng cho cụm từ “cô vợ lắm lời”, vì nói nhiều là một trong những đặc điểm cố hữu của phụ nữ. Xây dựng những mối quan hệ thông qua chuyện trò là điều ưu tiên trong sự phối trí não bộ đàn bà.
Đàn bà Italy nói nhiều nhất, trên 6.000-8.000 từ/ngày, đàn bà cả thế giới nói ít hơn chút đỉnh, 5.000-7.000 từ. Họ sử dụng thêm 2.000-3.000 âm thanh phát âm để giao tiếp và 8.000-10.000 cử chỉ, diễn tả bằng nét mặt, những cử động đầu và những cử chỉ cơ thể khác. Điều này cho họ trung bình mỗi ngày hơn 20.000 “từ ngữ” giao tiếp liên quan đến những điều họ muốn nói.
Trái ngược với lối nói chuyện huyên thuyên, liên chi hồ điệp, hết đồng quang sáng đồng rậm của đàn bà, đàn ông chỉ thốt ra 2.000-4.000 từ, 1.000-2.000 âm thanh phát âm và thực hiện chỉ 2.000-3.000 cử chỉ điệu bộ. Trung bình hằng ngày anh ta “nói” tổng cộng khoảng 7.000 “từ ngữ” giao tiếp, với lối trò chuyện hết sức tiết chế và nhỏ giọt – chỉ hơn 1/3 công suất nói của đàn bà.
Sự khác nhau này hiển nhiên hơn khi vợ chồng bạn cũng ngồi bên nhau dùng bữa tối. Đàn ông thường đã hoàn tất 7.000 “từ” trước khi về nhà và không muốn nói thêm nữa.
Còn phụ nữ, nếu ngày hôm đó cô ta chỉ ít gặp gỡ giao tiếp, mới chỉ có sử dụng khoảng 2.000-3000 “từ” thì cô vẫn còn dự trữ khoảng 15.000 “từ” nữa để xả ra! Và đây là lúc ông chồng bị “làm tình làm tội cho đến chết” trong cái biển ngôn ngữ còn thừa của cô vợ.
Thế giải pháp cho những anh chồng tội nghiệp lúc này vật vã trong nguyện vọng “ước gì tôi được nghỉ ngơi trong yên lặng” là gì? Đừng đưa ra giải pháp cho vợ để kết thúc câu chuyện như thế lại khiến cô vợ càng thêm bực mình và nói nhiều hơn.
Tốt nhất là bạn hãy im lặng lắng nghe (người đàn ông thông minh hơn thì làm ra vẻ lắng nghe một cách tài tình, trong đầu tiếp tục suy nghĩ chuyện của mình), thỉnh thoảng chêm vào vài từ: “Vậy à? Rồi sao nữa?” kích thích cho cô ta nói nhanh hơn, xả nhanh hơn phần từ ngữ chưa dùng còn lại để bạn được giải thoát càng sớm càng tốt.
Còn giải pháp phòng ngừa từ xa là khuyến khích cô ấy sau giờ làm việc cứ ở lại thêm, tâm sự với bạn bè, đồng nghiệp nữ nhiều nhiều một chút. “Giải pháp triệt để” là nên tìm cưới những cô vợ có nghề nghiệp buộc họ phải nói rất nhiều, nói gần hết “vốn” 20.000 “từ” của họ mỗi ngày như là giáo viên dạy văn, chuyên viên tư vấn, nhân viên trực tổng đài, hướng dẫn viên bảo tàng, du lịch, phát thanh viên.
Bài học ghi nhớ: Từ ngữ của vợ không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển việc trút cho người này sang người khác, miễn là mỗi ngày “giải quyết” hết 20.000 từ.
Khó khăn thứ hai của đàn ông với đàn bà: Những chiếc bẫy ngôn ngữ luôn giăng sẵn.
Trước bữa điểm tâm, nàng hỏi bạn:
– Anh ăn gì? Phở nhé? Hay bánh mì ốp la?
Với bạn, ăn gì vào buổi sáng không quan trọng:
– Cho anh phở.
– Hay em nấu cho anh một tô miến gà?
– Ừ, cũng được.
– Hay là anh ăn mì gói xào thịt bò? Em vừa học nấu món này ngon lắm.
Trời ơi! Bày ra cho chồng bốn năm chọn lựa rồi cuối cùng cho chồng ăn món mà cô ta muốn nấu. Thế là thế nào? Sao không nói từ đầu đi, có đỡ mất thời gian hơn không?
Sau khi ăn sáng xong, bạn ngồi chờ cô ấy thay quần áo để cả hai cùng đi làm. Bỗng cô ấy khẩn thiết:
– Anh ơi, anh vào đây mà xem.
– Gì cơ?
– Thì anh cứ vào đây, nhanh lên, kinh khủng quá!
Bạn vào. Cô ấy gần như khỏa thân và săm soi mình trong gương (chỉ thiếu một chiếc kính lúp trên tay).
– Kinh khủng quá, anh có thấy dạo này em béo lên không?
Bạn nhìn. Có gì khác với hôm qua, tuần trước, tháng trước đâu nhỉ?
– Anh thấy có gì khác trước đâu.
Thể Thao Văn Hóa và Đàn Ông
Cái này đọc trên báo Thanh Niên nè 😀
Chính xác là của báo Thể Thao Văn Hóa và Đàn Ông, các con giời nhà ta bê nguyên xi lên rồi lập lờ đánh lận con đen cứ y như báo nhà viết =))