Windows Command Prompt

Khôi phục lỗi mất thông tin khởi động của UEFI Partition trên Windows 8+

Lỗi mất thông tin khởi động của Windows khiến bạn không thể thởi động vào hệ thống, thậm chí nó còn báo rằng chưa cài đặt hệ điều hành nào cả. Vấn đề này phần lớn xảy ra khi bạn cài thêm một hệ điều hành khác ghi đè thông tin khởi động hoặc xóa bỏ nó khiến cho không thể khởi động vào Windows nữa. Trong nhiều trường hợp, người dùng chỉ còn cách cài đặt mới lại Windows để tiếp tục sử dụng, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể khôi phục lại các thông tin này mà không cần phải cài lại.

Đọc tiếp→

Cài đặt Arch Linux cho Laptop ASUS K450LD

Tôi mới chuyển sang laptop ASUS K450LD, đây là một laptop tầm trung, phù hợp với các công việc bình thường, chơi đa phương tiện và một số trò chơi vừa phải hoặc cũ. Tuy nhiên việc cài đặt Arch Linux lên nó không hề dễ dàng gì do nó sử dụng công nghệ Optimus của NVIDIA gây khá nhiều rắc rối khi cấu hình hiển thị, âm thanh; ngoài ra nó sử dụng Touchpad mới chưa có driver nên cần phải update BIOS để sử dụng như một chuột dây cắm ngoài.
Nội dung bài viết tập trung chủ yếu vào xử lí các vấn đề trong quá trình cài đặt và cấu hình hệ thống mà không đi sâu chi tiết vào việc cài đặt. (Xem thêm Hướng dẫn cài đặt hệ điều hành Arch Linux)

Đọc tiếp→

Arch Linux: Chuyển từ MySQL sang MariaDB

Từ 25/03/2013 gói MySQL trên Repository đã được chuyển sang AUR và thay vào đó là mariadb. Đã có nhiều thông tin so sánh, đánh giá, … về MySQL và MariaDB, mình không bàn đến đây vì nói cũng bằng thừa trước lượng thông tin quá lớn như vậy :zzz: Nấn ná khá lâu rồi mình mới chuyển từ MySQL sang MariaDB, một phần vì lười, ngại config hay fix gì đó nếu không suôn sẻ trước một đống data: local wiki, wordpress, CRM, feeds … chủ yếu là build MySQL từ AUR lâu quá :point_down:

Đọc tiếp→

Chuyển đổi định dạng tập tin đa phương tiện với ffmpeg

Hầu hết trên tất cả các bản phân phối của Linux đều có cài đặt gói ffmpeg. Đây là một gói cho phép người dùng chuyển đổi định dạng tập tin đa phương tiện; ghi lại nội dung âm thanh, hình ảnh; xem, truyền nội dung đa phương tiện (âm thanh, video) qua mạng …
Thông thường, khi làm việc với các tập tin đa phương tiện, nhu cầu chuyển đổi định dạng tập tin rất nhiều do chúng ta cần chúng hoạt động trên nhiều loại thiết bị khác nhau: máy nghe nhạc, điện thoại (iphone, blackberry, android …), đầu phát kỹ thuật số, hay các định dạng phổ biến trên từng nền tảng hệ điều hành khác nhau (windows, linux, mac …). Khi làm việc trên Linux, tôi nhận thấy rằng không phải cứ sử dụng các phần mềm với GUI bắt mắt là nó có tính năng tốt và đầy đủ như tôi mong muốn (điều ngược lại có lẽ đúng hơn :sweat_smile:), nhất là từ khi chuyển sang dùng Arch Linux, tôi thường xuyên sử dụng các công cụ dòng lệnh nhiều hơn là các công cụ có GUI (nhiều hơn không có nghĩa là lúc nào cũng ưu tiên CLI – Command Line Interface đâu nhé, chẳng hạn như soạn thảo thì phải dùng GUI là đương nhiên rồi) và thấy rằng tốc độ làm việc tăng đáng kể.

Đọc tiếp→

Nhiệm vụ Bắc Đẩu

Với thời gian phát hành đã lâu, các trò chơi trực tuyến sẽ xảy ra vấn đề mất cân bằng giữa người chơi mới và người chơi cũ. Võ Lâm Truyền Kỳ cũng vậy, càng về sau mức độ chênh lệch giữa người chơi mới và cũ càng lớn chính vì thế Nhà phát hành cần có những biện pháp rút ngắn thời gian luyện công của người chơi mới ở cấp thấp bằng các chương trình khuyến mại, sự kiện, tính năng …
Thời gian vừa qua, tôi tham gia một event của Võ lâm truyền kỳ trên Facebook và nhận được 2000 xu cùng với Mã Cửu niên trùng phùng giúp rút ngắn đáng kể thời gian luyện công của người chơi mới và những người chơi đã từ bỏ VLTK từ lâu như mình. Với thời gian dài đến 9 năm, rất nhiều tính năng mới và sự kiện đã xảy ra khiến cho người chơi mới và những người quay lại rất bỡ ngỡ. Trong lúc chơi lại, tôi tổng hợp một số tính năng, nhiệm vụ để mọi người tham khảo.

Đọc tiếp→

Vài suy nghĩ về Google Nexus 4

Vài suy nghĩ về Google Nexus 4

Trong thời gian gần đây, các thông tin về Google Nexus 4 luôn nóng, luôn được bàn đến ở rất nhiều chủ đề, tin tức khác nhau. Có thể nói đây là một trong những thiết bị sử dụng Android phiên bản mới nhất, có cấu hình gần như mạnh nhất hiện nay hơn nữa giá rất cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại (thông qua hệ thống cửa hàng Play Store chỉ hỗ trợ ở một số quốc gia nhất định, với các quốc gia khác, giá tương đương với các sản phẩm cùng loại)
Tuy nhiên, không hiểu do cố ý hay dự đoán về sản lượng của thiết bị này không chính xác nên kể từ thời điểm ra mắt vào 13/11/2012 và bán chính thức từ ngày 03/12/2012 đến nay lượng hàng rất khan hiếm. Hầu như lượng hàng bán tại các quốc gia được Play Store hỗ trợ đều hết trong vòng 5 – 20 phút hơn nữa thời gian giao hàng kéo dài một cách bất thường (người dùng được đền bù bằng việc Google hỗ trợ – trả lại tiền vận chuyển). Nhiều người tự hỏi không hiểu Google đang có vấn đề gì xảy ra? Ngay cả người đại diện của cả hai công ty là Google và LG đều đưa ra các lý do rất chung chung, thậm chí là phủ nhận lỗi từ phía mình như LG nói rằng “sản lượng máy Nexus 4 vẫn thực hiện đúng theo đơn hàng, không có chuyện quá tải” còn Google thì lại giải thích “nguồn cung cấp thất thường“…
Bài viết này không nói sâu về kỹ thuật hay công nghệ mà Google Nexus 4 đang có, tôi chỉ muốn nói về thái độ của người dùng, nhất là người dùng Việt Nam đối với sản phẩm này.

Đọc tiếp→

Khắc phục lỗi bấm nút nguồn hệ thống tự động tắt trên XFCE 4.10

Khắc phục lỗi bấm nút nguồn hệ thống tự động tắt trên XFCE 4.10

Đây là một lỗi nhỏ, không nghiêm trọng nhưng khá bất tiện do trong quá trình sử dụng nếu lỡ tay chạm vào nút nguồn là hệ thống tự động tắt máy mà không có cảnh báo gì. Hôm qua khi đang làm việc, có việc đi ra ngoài, đã khóa màn hình nhưng con gái nghịch bấm vào nút nguồn, đến lúc về thấy máy tắt mà các việc đang làm dở không được lưu.

Khắc phục lỗi bấm nút nguồn hệ thống tự động tắt trên XFCE 4.10

Sau khi kiểm tra lại thấy trong Setting > Power Manager > General phần When the power button is pressed đã được chọn là Ask nhưng thực tế không bấm nút nguồn thì hệ thống tự động tắt luôn mà không báo trước. Qua tìm hiểu mới biết là việc xử lý sự kiện bấm nút Power không được chuẩn, trên nhiều máy tính xách tay thì hầu hết hoạt động tốt nhưng một số loại máy có cơ chế quản lý điện năng riêng theo công nghệ của hãng nhưng Lenovo, Acer, ASUS … thì việc này không đảm bảo là hoạt động đúng. Cụ thể là trên máy Acer Aspire 4736 của mình có chế độ SmartPower XFCE không nhận biết được mã sự kiện bấm nút Power

Đọc tiếp→

Các font cũ theo bảng mã VNI, TCVN3 cho Arch Linux

Gói cài đặt các font cũ TCVN3 và VNI cho Arch Linux

Mặc dù chúng ta đã sử dụng Unicode là bộ font mặc định cho văn phòng, web… và có cả quy định cũng như pháp lệnh về việc thống nhất sử dụng font Unicode trong các văn bản hành chính cũng như thông thường, tuy nhiên các loại font cũ như TCVN3, VNI, … vẫn còn hiện hữu thậm chí vẫn còn đang sử dụng do sự lạc hậu về thông tin cũng như sự quan liêu của một số đơn vị, ngành … ngại chuyển đổi và tiếp thu cái mới.

Các font cũ theo bảng mã VNI, TCVN3 cho Arch Linux
Các font cũ theo bảng mã VNI, TCVN3 cho Arch Linux

Trên Arch Linux, bạn có thể cài đặt font mới bất kỳ bằng cách copy chúng vào thư mục /usr/share/fonts/ĐỊNH_DẠNG_FONT hoặc thư mục ~/.fonts sau đó yêu cầu hệ thống cập nhật lại chỉ mục font. Tuy thế cách này vẫn khá lích kích và không tiện lợi bằng cách cài đặt.

Đọc tiếp→