Phàm những ai thích đọc tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, Cổ Long, Lương Vũ Sinh… cũng đều thích xem phim võ hiệp, từ những năm cuối thập niên 70 đến 80 là thời kỳ hưng thịnh nhất của phim võ hiệp Hong Kong và Đài Loan, trong thời kỳ này đã ra đời không ít những bộ phim truyền hình được xem là kinh điển.
Vào thập niên 80, thể loại phim võ hiệp Hong Kong và phim tình cảm Quỳnh Dao bành trướng khắp thị trường Đông Nam Á. Sang đến những năm 90, phim võ hiệp Hong Khong bắt đầu yếu thế. Trong khi đó, những bộ phim làm về đề tài xã hội đương đại lại được khán giả săn đón, phim võ hiệp Đài Loan thì bị phim tình cảm của nữ văn sĩ Quỳnh Dao đè bẹp, còn phim võ hiệp Trung Quốc đang trong giai đoạn tìm kiếm. Bước vào thế kỷ 21, lực lượng phim võ hiệp tân phái (đa số chuyển thể từ truyện tranh võ hiệp) của nhà văn Huỳnh Dịch đã bất ngờ đánh thức những khán giả từng yêu phim kiếm kiệp. Các tác phẩm của Kim Dung bắt đầu “sống lại”, được nhà làm phim Trung Quốc – Trương Kỷ Trung liên tiếp chuyển thể lên màn ảnh nhỏ theo phong cách “tả thực”, nghĩa là hạn chế tối đa những kỹ xảo vi tính không cần thiết.
Xem phim võ hiệp, nhất là phim chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Dung, điểm hấp dẫn người xem không chỉ là những pha thi đấu võ thuật, biểu diễn các loại thần công, mà khán giả còn bị cuốn hút bởi những chuyện tình cảm lãng mạn, những nhi nữ trong giang hồ dám yêu, dám hận, những hình tượng đại hiệp lụy vì tình, điển hình như chuyện tình của Quách Tỉnh và Hoàng Dung – Phim Anh hùng xạ điêu, Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh – Phim Tiếu ngạo giang hồ, khiến người xem phải ngưỡng mộ, hay chuyện tình A Châu và Kiều Phong – phim Thiên Long Bát Bộ làm người xem thương cảm, than thở…mà những chuyện tình đó chỉ có thể tìm thấy trong phim.
Đọc tiếp→