Con người tốt và một xã hội tốt

Một điều có thể thấy là người Việt Nam thường coi thường những người lao động chân tay như thợ hàn, công nhân lao động, công nhân xí nghiệp…
Nhiều người trẻ chỉ thích làm trong những văn phòng tiện lợi, nhà có điều hòa.
Ở Việt Nam, giờ có nhiều người tốt nghiệp đại học, nhiều người có bằng MBA nhưng họ chưa đụng tay làm những việc thật bao giờ cả. Họ chưa bao giờ làm những công việc tay chân lấm láp.
Những người trẻ đó chỉ học trên giấy tờ, đọc sách nhưng họ chẳng hiểu gì thực tế cả. Nhưng khi mới đi làm lại thích được lương cao, tị nạnh với những người đi trước, chưa cống hiến nhưng lại đòi bình đẳng. Không được thì tỏ thái độ.
Vâng, vẫn ở Việt Nam, những kẻ trình độ không có, nhờ điều kiện lịch sử cũng như các mối quan hệ và vật chất để có một vị trí nhất định thường tỏ ra nguy hiểm, thể hiện bản thân muốn người ta thấy mình tài giỏi nhưng lại phô ra đúng bản chất và trình độ của mình. Những kẻ như vậy vẫn đang lèo lái những con thuyền lớn, đưa ra các quyết sách tầm vĩ mô lúc nào cũng tự kỉ mình là thiên tài, khoe mẽ bản thân, la liếm theo cách đã ngu mà còn tỏ ra nguy hiểm hoàn toàn nhờ rèn luyện trong môi trường xã hội thay vì bẩm sinh blah blah …
Nguyễn Đình Quân a.k.a narga

Lâu rồi không muốn nói theo kiểu văn hóa Việt thiên về chỉ trích nhưng nó cứ đập vào mắt, thổi vào tai hàng ngày, hàng giờ với đầy thứ giả tạo khiến cho con người ta bức bối, dồn nén chỉ muốn chửi vào mặt, đập vào mồm chúng nó cho bõ ức.
Thật ra cứ nói rồi lại đổ cho cái xã hội này thôi, nó là thế đấy, sống là phải chấp nhận, không phải mình không muốn lương thiện mà là nó không cho mình lương thiện đó thôi, ài, thay vì tự hỏi bản thân hay đi hỏi người khác Xã hội này còn đủ tốt để sống? thì nên nghĩ Bạn đã sống đủ tốt chưa?
.
.
.
.
.
Liệu xung quanh mình còn có bao nhiêu người tốt để mình thực sự đối xử tốt?