Vọng cổ là một thể điệu cổ nhạc mang tính chất đặc thù, không pha không mượn của dân tộc Việt Nam. Đối với dân miền Nam, vọng cổ được coi như tiếng nói, như hơi thở. Bản vọng cổ đã từ thôn quê chinh phục được thành thị, để rồi từ thành thị tỏa rộng các thôn quê. Sự ra đời của bản vọng cổ vốn là tiết trinh của lòng hiếu thảo, của tình chồng vợ, nghĩa phu thê. Chính sự tiết trinh của những tình, những nghĩa này, đã vô tình khiến một người nghệ sĩ nông thên trở thành cha đẻ của bản vọng cổ yêu chuộng trăm năm, ngàn năm.
Người sáng tác ra bài vọng cổ lúc đau mang tên là “Dạ cổ hoài lang” này là ông Cao Văn Lầu, tục danh là “Sáu Lầu”. Ông Sáu Lầu là một thanh niên ở Bạc Liêu. Ông sanh năm 1890. Ông có vợ vào năm 20 tuổi. Nhưng vợ chồng ăn ở suốt 10 năm vẫn không có mụn con nào. Sợ dòng họ bị tuyệt tự, cha mẹ ông buộc ông phải bỏ vợ để lấy vợ khác, hòng có con nối dői tông đường. Vì chữ hiếu, ông đành lòng phải làm tờ để bỏ vợ. Nhưng lòng thương vợ tràn đấy, ông không còn thiết làm ăn gì hết. Ông đem gạo muối, vào ở trong một căn chòi, giữ vịt ở trong ruộng. Đêm đêm bốn bể gió lộng, tiếng ếch nhái thảm thương, khiến cho ông thêm quặn thắt vì tình nghĩa phu thê, vì chữ hiếu mà phải đứt gánh giạa đường. Ông nhớ lại những lời xót xa đứt ruột mà vợ ông nói lúc chia tay. Sẵn cây đờn, ông chút tâm sự vào đường tơ, phím nhạc. Ông Sáu Lầu lấy lời tâm sự của vợ, phổ thành bài “Dạ Cổ Hoài Lang.”
“Dạ Cổ” là nghe tiếng trống, “Hoài Lang” là nhớ chồng. Đêm năm canh, nằm sầu thắt, tiếng trống đây là tiếng trống sang canh. Bài “Dạ Cổ Hoài Lang” ra đời từ năm 1920. Tính đến nay đã hơn 75 năm. Lúc đầu chỉ có 2 nhịp, bây giờ trở thành 128 nhịp. Lúc đầu ca bằng giọng Bắc, bây giờ biến thành giọng Nam pha hơi “oán.” Lúc đầu đờn bằng dây Bắc chắn, bây giờ đờn bằng dây Bắc oán. Và quan trọng hơn hết bài “Dạ Cổ Hoài Lang” đa đổi tên thành “Vọng cổ Hoài Lang” tức là đợi tiếng trống sang canh, nhớ chồng. Nói lên tâm sự của người vợ, đêm đêm nhớ chồng, thao thức năm canh, đợi sáng. 75 năm, từ 2 nhịp, trở thành 128 nhịp, bài vọng cổ đã bước những bước khá dài. Trên cuộc hành trình này, bài vọng cổ đã được lưu lại tên tuổi của những tài danh. Narga xin trân trọng giới thiệu cuộc hành trình của bài vọng cổ nhịp đôi. …..
“Từ là từ phu tướng,
Bảo kiếm sắc phong lên đàng.
Vào ra luống trông tin chàng.
Năm canh mơ màng.
Em luống trông tin chàng,
Ôi gan vàng quặn đau…í a…!Đường dù xa ong bướm,
Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang.
Đêm luống trông tin ba.n,
Ngày mői mòn như đá Vọng Phu.
Vọng phu vọng luống trông tin chàng.
Sao nỡ phụ phàng…Chàng là chàng có hay?
Đêm thiếp nằm luống những sầu Tây.
Bao thưở đó đây sum vầy,
Duyên sắc cầm lạc phai…í a….!Là nguyện cho chàng
Hai chữ an bình an.
Trở lại gia đàng,
Cho én nhàn hiệp đôi… í…a…!”