Huyền thoại Ruby on Rails đã sụp đổ nhờ PHP

Đã lâu mới lại đọc được một bài hay của bác P. C. Định về PHP.

Ruby and Rails
Ruby and Rails

Cách đây 3 năm Ruby on Rails bắt đầu tấn công vào cộng đồng Java nhờ những lời lẽ khoa trương về sức mạnh của nó. Dereck Sivers của CDBay đã bị xao động và quyết định viết lại website của ông ta dựa tên Rails sau khi tuyển mộ một trong các nhân vật chủ chốt của cộng đồng Rails, 2 năm sau đó Dereck đã thấm đòn. Ruby và Rails không phải là các viên đạn bạc cho các ứng dụng web.

 

Ông ta đã tiến hành viết lại site của mình bằng PHP trong 2 tháng và giảm số dòng code từ 90 000 dòng Ruby/Rails xuống còn 12 000 dòng PHP với những bài học rút ra được từ cách tổ chức ứng dụng theo tinh thần của Rails. Những gì ông ta có được đều rất đáng kể: tốc độ, khả năng bảo trì của ứng dụng, không còn ác mộng về Rails.

Trên thực tế Dereck trở về với PHP không phải là ko có lý do. Rails đã cho ông ta bài học khá tốt về lập trình hướng đối tượng theo phong cách mới khi mà năm 2005, cộng đồng PHP chưa đủ chín cho việc đó. Năm này, tôi có bài viết đầu tiên của mình về PHP5 với các tính năng hướng đối tượng trên PCWorld nhưng 2 năm sau đó cộng đồng PHP ở VN vẫn dẫm chân tại chỗ. Nhưng cũng phải mất 2 năm tôi mới thực sự hiểu lập trình hướng đối tượng trong PHP khi đánh vật với framework của riêng mình trong 16 tháng qua. Mọi vấn đề chỉ có thể được đào xới thông qua lao động thực sự. Nhưng những điều tốt đẹp đã hẳn không thể đến sau vài năm ngắn ngủi nếu như đã không có sự chuyển biến rất lớn trong cách tư duy của cộng đồng PHP: đó là mô hình hướng đối tượng ngày càng được hoàn thiện từ bản 5.0 sang 5.1. Hiện tại chúng ta đã có bản 5.2 ổn định hơn rất nhiều. Bản 5.3 sẽ xuất hiện sau 3-4 tháng nữa với Late static binding và name space hứa hẹn sẽ hoàn thiện hơn mô hình OOP của PHP. Cùng lúc đó người dùng không cần chờ đến PHP6 để có được sự hỗ trợ Unicode buit-in trong PHP mà extension intl đã được back port sang PHP5. Và lập trình viên PHP (như tôi) đã có 2 năm để đánh vật với lập trình hướng đối tượng trong PHP5 đủ để hiểu những chi phí ẩn và lợi ích đi kèm. Nhiều người đã phải cần đến một công nghệ khác làm nền tảng (với tôi là Java) khi mà common sense trong cộng đồng PHP còn khá khiêm tốn. Mọi người cũng đã thấy sự hoàn thiện dần của Zend Framework, SolarPHP, CakePHP, Symfony, sự ra đi của Mojavi, Phrame, Blueshoes … và vô số các framework khác như là sự kết thúc các thử nghiệm thất bại trong việc tìm ra một mô hình phát triển đúng đắn cho PHP framework. Mặc dù tất cả các web framework đương đại đều có các điểm yếu riêng của nó khiến một ai đó trong chúng ta không hài lòng (trong đó có tôi) thì chúng ta cần thừa nhận rằng sự phát triển đó đã rút ngắn khoảng cách công nghệ giữa Ruby và PHP trên một số phương diện thuần ngôn ngữ. Dereck vốn có quan hệ thân thiết với một số key figure trong cộng đồng PHP và hiển nhiên đã nhận thức được điều này. Thế là cuộc phiêu lưu với Rails chấm dứt.

Bài học của Dereck để lại vài nhận thức:

  • Thế giới PHP đã có quá nhiều thay đổi: các lập trình viên PHP nên ngừng code và nghe ngóng đi kẻo tư duy của bạn đã lạc hậu so với phần còn lại của thế giới.
  • Đứng cố theo đuổi một công nghệ cho một dự án nếu như với loại dự án đó nó không work. Hãy cân nhắc nó trong tương lai. Hãy nhận thức điều đó sớm hơn nếu muốn tránh hiệu ứng hệ thống thứ 2 trong công nghệ phần mềm.
  • Chọn công cụ đúng:Ngôn ngữ là một công cụ nhưng framework cũng là một công cụ theo nghĩa hẹp hơn hơn nhiều. Nó không phải là viên đạn bạc. Ví dụ dùng PHP để lập trình Desktop application vào thời điểm hiện tại là dở hơi. Ví dụ PHP có thể không hiệu quả như Perl trong các ứng dụng system scripting. Và nó chỉ đúng khi nó vừa tay với bạn. Tôi đố bạn trở thành chuyên gia của mọi loại ngôn ngữ nhất là khi đối với bạn, ngôn ngữ lập trình hay công nghệ chỉ là cái tivi, bật nó trong 8 tiếng xem qua ngày rồi tắt nó đi. Một chuyên gia công nghệ không thể chỉ là người thành thạo API (các bạn có các certification cho ngôn ngữ nọ kia dừng xúc động) mà bạn còn cần đến sự hiểu biết ở mức low-level mới mong xây dựng được các hệ thống high traffic kiểu như CDBaby. Đây chính là một trong các lý do khiến dự án Rails thất bại.
  • Liên tục theo dõi sự phát triển của công nghệ: Dereck hiển nhiên đã thấy bứt rứt vì thành công của Digg, Facebook, Friendster, Technorati, Flickr, Wikipedia… các ứng dụng PHP khổng lồ về phương diện traffic và sự ngao ngán của những người sáng lập Twitter về sự yếu kém của Rails trong vấn đề tương tự.
  • Ngôn ngữ là cái gì đó cố định: Tôi là người thừa nhận “language matters” chứ không như một số em chã khác. Cho dù quảng cáo gì về tính general purpose của 1 language thì rút cục thông qua lao động, người ta luôn thấy một ngôn ngữ đều làm tốt một số vai trò của nó tốt hơn một số ngôn ngữ khác. Đây chính là tiền đề cho DSL của Martin. Nhận thức được điều này đồng nghĩa với việc bạn chọn được công cụ đúng. Tính mềm dẻo của một ngôn ngữ thể hiện ở chỗ nó có hòa hợp được với các chuẩn công nghiệp thường gặp hay không: hỗ trợ XML/JSON/SWX, design pattern, OOP, AOP, SOAP, SOA. Cú pháp của PHP có thể xấu xí nhưng khi đi vào lập trình hướng đối tượng nó không khác gì Java về cả phương diện tổ chức lẫn cú pháp vì Java đẻ ra mô hình hướng đối tượng cho PHP. PHP là đủ mềm dẻo để lập trình viên lựa chọn mô hình lập trình cho mình. Những ai nhìn thấy tính cố định của một mô hình lập trình (ví dụ nhiều người code Java thấy PHP toàn được mix vào HTML và coi đó là cách phát triển PHP duy nhất) chỉ cho thấy là họ có hạn chế nhất định về mặt tư duy công nghệ trên các ngôn ngữ mục đích chung. Trường hợp của Dereck cho thấy ông ta đã thu nhận được kiến thức từ chuẩn công nghiệp của ngành và nhanh chóng áp dụng nó một cách thành công sau 2 tháng với PHP. Nhưng để học được kiến thức đó, ông ta cần đến 2 năm trả giá.
  • Tooling: đây là một vấn đề mà Dereck đã mắc phải và phải trả giá cho nó. Không có một tool nào là viên đạn bạc. Rails là một loại cool tool dành cho một lớp các vấn đề. Nó có thể giúp giải quyết 95% vấn đề thường gặp chỉ bằng 5% nỗ lực nhưng khi miền vấn đề của ứng dụng đã vượt ra khỏi 5% đó, chúng ta sẽ phải lấp kín 95% còn lại bằng sự đau đớn. Trường hợp ASP.NET cũng như vậy. Không có gì khiến chúng ta thất vọng hơn là sự phụ thuộc vào một IDE, một thứ kiến trúc trâu chẳng ra trâu ngựa chẳng ra ngựa và một cộng đồng toàn những morons. Hiệu suất của tooling luôn đi kèm với tính độ sâu của abstraction, độ giảm của flexibility và nhiều khi nó làm cho ứng dụng dựa trên tool như là một black hole. Điều này dễ hiểu tại sao lập trình viên Rails là morons và lập trình viên ASP.NET là những morons cấp “cao” hơn.
  • Khi bạn lập một dự án hoàn chỉnh để kiếm tiền, bạn chọn một hệ thống, một cộng đồng chứ không phải là một framework, một ngôn ngữ: Dereck sai lầm vì chọn Rails thay vì chọn một hệ thống trong khi cái phục vụ người dùng là hệ thống chứ không phải là Rails. Dereck bị quyến rũ bởi API trong khi ông ta không tính toán kĩ API đó sẽ đem lại user experience như thế nào và chi phí của nó là bao nhiêu. Khi Rails phù hợp với một hệ thống không work theo nhu cầu của ông ta thì dự án thất bại. Dereck sai lầm vì chọn một cộng đồng quá nhỏ, mọi thứ đều rất mới và khi cộng sự của ông ta ra đi, di sản để lại là không thể gánh được. Quay trở lại cộng đồng PHP, ông ta sẽ đối mặt với một thách mức mới: dân cư PHP đông đến mức nếu ông ta để lộ mã nguồn thì tôi tin rằng ngay ngày mai sẽ có CDBaby đánh số từ 1 đến 1000 xuất hiện. Kinh nghiệm triển khai các hệ thống lớn với PHP đã được đăng tải trên web công cộng dày đặc đến mức có lẽ cần lập riêng một nhà xuất bản để in lại. Dereck rời bỏ một cộng đồng đã quá chín muồi và đang nâng cấp level để đến một cộng đồng còn quá trẻ nhưng không đóng bảo hiểm tai nạn. Thế có buồn không?

Dù sao xin chúc mừng đứa con xa quê trở lại.

4 thoughts on “Huyền thoại Ruby on Rails đã sụp đổ nhờ PHP”

  1. Trong bài viết trên blog của ông chủ cửa hàng CD online được trích dẫn ở trên, có ba nhận định cơ bản:
    1 – Ruby is not a silver bullet.
    2- There is nothing Ruby can do that PHP cannot do.
    3 – Ruby cannot do anything better PHP.

    Nhận định 1: “Ruby is not a silver bullet.”, thì từ hồi mới có máy tính và ngôn ngữ lập trình – tức là từ những năm 40 của thế kỷ trước – cho đến nay ai mà chả biết. Có lẽ mỗi ông chủ cửa hàng CD là không biết, nên mới coi đấy là một phát kiến gì ghê gớm lắm của chính ông ta. Sự thực là bất kỳ lập trình viên nào (nếu xứng đáng được gọi là lập trình viên) cũng phải biết cách nhận định, đánh giá công cụ cho mỗi dự án. Nếu một lập trình viên chỉ biết một ngôn ngữ, ví dụ Java, và project nào cũng đem ra dùng, thì chẳng khác nào trong tay hắn có một cái búa, và hắn nghĩ rằng thế giới này toàn những cái đinh.

    Về hai nhận định 2 và 3, they are very questionable.
    Khi xem xét một nhận định, một đánh giá hay một so sánh, bao giờ chúng ta cũng phải xem xét nó trong một ngữ cảnh, phạm vi nhất định.

    Vậy ngữ cảnh của nhận định của ông chủ cửa hàng CD online này là gì? Ông ta xây dựng một Website để mua bán CD online. Xét về tính phức tạp của application, đây không phải là một ứng dụng phức tạp, chỉ có các yêu cầu về quản lý người dùng, quản lý số lượng CD tồn kho, quản lý việc nhận đơn đặt hàng, thanh toán và gửi CD cho khách hàng. Tóm lại, các vấn đề ở đây chỉ xoay quanh việc phát triển một giao diện Web, cho phép nhập, thêm, xóa, sửa thông tin và hiển thị thông tin từ một số lượng rất hạn chế các table trong database.

    Đối với những ứng dụng đơn giản, nghĩa là dùng một vài trang Web để baby-sit một vài table trong database, thì dùng PHP để phát triển sẽ nhanh hơn và đơn giản hơn là dùng Ruby hay Java. Trên web site của tôi, hệ thống Content Management System cũng là PHP, chứ không phải Ruby hay Java, mặc dù tôi làm enterprise software bằng Ruby và Java hơn 10 năm nay.

    Tuy nhiên, khi phát triển những enterprise software đòi hỏi những chức năng như sau đây, thì PHP không hể đáp ứng được:

    – High-volume transaction database processing, ví dụ như những ứng dụng trong production system của Boeing, Airbus, Rolls Royce, Daimler-Benz, BMW …, và những ứng dụng tài chính, ngân hàng.

    – Heavy and complex business processing: Trong enterprise software, phần xử lý dữ liệu và các quy luật kinh doanh trong sản xuất và tài chính ngân hàng là rất phức tạp, có sự tương tác giữa nhiều loại dữ liệu tổ chức theo nhiều cách khác nhau, đến từ nhiều nguồn.

    – Inter-system collaboration: Trong những enterprise lớn, bao giờ cũng có nhiều chi nhánh, nhiều bộ phận, nhiều văn phòng ở những thành phố khác nhau, các nước khác nhau và các châu lục khác nhau. Thậm chí, các văn phòng còn có thể dùng các loại ứng dụng khác nhau trên nhiều hệ điều hành khác nhau, và từ nhiều kỷ nguyên máy tính khác nhau, từ thời mới có máy tính to bằng cái nhà cho đến các mini computer, multi-processor server và PC computer. Việc thống nhất một enterprise-information bus đòi hỏi khả năng tương tác cao của công cụ, hỗ trợ tốt multi-system integration và SOA.

    – Internet high-volume consumer-based application, ví dụ như các ứng dụng có hàng tỷ người truy cập một ngày như e-Bay, Amazon, Akamai, Yahoo, Google …, nhất là các ứng dụng cho phép chia sẻ, tag, search các multimedia data như video, ảnh, audio …, thì PHP không thể làm được.

    – Web Services, SOA design, RESTful development …

    Còn khá nhiều lĩnh vựa khác, ví dụ như Rich-User-Interface app, Communication protocol imlementation, Multi-threading processing … thì ….

    Còn các bạn muốn biết tại sao không thể làm được, thì làm ơn tự học hỏi, tự thử nghiệm và tìm tòi. Rất có thể là 10 năm sau các bạn mới tìm ra, nhưng như thế là còn may cho các bạn, vì có những người cả đời vẫn không tìm ra.

    Về chuyện “Ruby cannot do anything better than PHP”, thì ông chủ cửa hàng CD này rõ ràng là ếch ngồi đáy giếng. Ngoại trừ những thứ Ruby làm được và PHP không làm được kể trên, thì tính ngay trong phạm vi Web-based application, Ruby có những ưu thế rõ ràng so với PHP.

    – Ruby supports MVC 2, trong đó nó phân chia riêng biệt Model, View, Controller thành những component rõ ràng, khác biệt và dễ cài đặt. PHP supports only MVC 1, trong đấy PHP page vừa là model, vừa là view, vừa là controller. Nếu các bạn muốn học về sự khác biệt về MVC 1 và MVC 2 thì làm ơn đi học. Tong quá trình làm việc của tôi tại một công ty làm enterprise software tại Mỹ, tôi có đề ra thêm một mô hình nữa là mix- MVC.

    – Ruby supports AJAX development: Trong Ruby, bạn có thể viết Ruby code theo phong cách OOP, kèm với RJS để tạo ra Web-based application với AJAX functionalities. Trong PHP, bạn phải dùng lẫn PHP code, HTML code, java script.

    – Ruby support reuse of HTML partial views: Support này của Ruby thì cả PHP, J2EE và .NET đều không có, mặc dù cái gọi là include của PHP, J2EE và .NET cũng cho phép include một vài trình bày của HTML vào trong một file. Nhưngcác partial của Ruby cho phép cùng một partial nhưng có các data và cách hiển thị khác nhau, tùy theo cách partial đó được render như thế nào.

    – Ngoài ra còn rất nhiều thứ khác như Unit Test, Code Block, Duck Typing …, làm cho chương trình Ruby dễ bảo trì, mở rộng, và được viết một cách ngắn gọn, súc tích hơn bất kỳ một ngôn ngữ (phổ biến) nào như PHP, Java, .NET… Hiện tại chỉ có hai ngôn ngữ có thể so sánh được với Ruby về cái đẹp của cú pháp là Smalltalk và Python.

    Quay trở lại vấn đề của ông chủ cửa hàng CD online. Thứ nhất, nghề của ông ta là bán CD, chứ không phải làm software.
    Thứ hai, căn cứ vào những gì ông ta viết, vì dụ như 85 người viết một cái application với hàng trăm nghìn dòng PHP code rải rác lung tung, thì rõ ràng vấn đề của ông ta là system design chứ không phải là coding và programming language. Nếu như ông ta có một system design kém, thì dù có viết bằng PHP, Ruby, Java, .NET hay Python hay viết bằng ngôn ngữ giời đi nữa, thì ông ta vẫn thất bại như thường.

    Và việc ông ta thất bại trong việc dịch cái chương trình của ông ta từ PHP sang Ruby và Rails là minh chứng rõ ràng nhất cho cái gọi là Bad System Design. Ông ta cho rằng ông ta thuê được một lập trình viên giỏi Ruby để làm việc đó. Ông ta là chủ một cửa hàng CD, nên khó mà biết được thế nào là giỏi đối với ông ta. Hơn nữa, một lập trình viên giỏi không có nghĩa là một software architect giỏi. Anh ta có thể hoàn toàn viết code rất tốt ở mức object, nhưng khi ghép các component của một application lại, thì vẫn có thể tạo ra một ứng dụng vứt đi.

    Việc ông ta trở lại dùng PHP, thiết kế lại chương trình, chia lại chương trình thành các module tử tế, vận dụng các nguyên tắc như DRY, YAGNI … và thành công, cũng là một minh chứng là ông ta đã có một system design kém trước đó, chứ không phải vấn đề là PHP hay Ruby.

    Critical thinking
    Thế kỷ 21 này là thời buổi mà ai cũng vào được Internet và ai cũng mở được blog. Vì thế, khi các bạn đọc một nhận định, đánh giá, phân tích thì phải dựa trên một vài tiêu chí khách quan, và phải có khả năng tư duy logic. Ở Tây, ngay từ thế kỷ 15 người ta đã có một bộ môn gọi là critical thingking.

    Còn ở Việt nam thì rất tiếc là các bạn từ 4000 năm nay đã được dạy từ tuổi đi vườn trẻ là tất cả những gì người lớn nói đều đúng, tất cả những gì cô giáo dạy đều đúng, tất cả những gì trong sách viết đều đúng, và nguy hiểm nhất là các bạn mở rộng nó ra thành tất cả những gì có trong Internet đều đúng. Nếu tất cả đều đúng hết rồi, thì còn ai đi làm nghiên cứu làm gì, làm gì có gì mới để mà phát triển nữa? Vì thế, nếu các bạn nghĩ tất cả các giá trị đã được xác định là đúng trong mọi trường hợp, mọi phạm vi mọi thời đại, cái gì hôm qua đúng thì hôm nay vẫn đúng, thì cho đến giờ, loài người chắc vẫn có đuôi, sống ở trong rừng, ở trên cây và ăn hoa quả.

    Khi nghiên cứu một nhận định, bao giờ cũng phải có phân tích, đánh giá:

    – Phạm vi, ngữ cảnh, hoàn cảnh mà tác giả đưa ra nhận định.

    – Độ tin cậy của tác giả. Ví dụ như một ông chủ cửa hàng CD nói về software development thì độ tin cậy khó có thể cao như một software architect. Ở đây, tôi rất thận trọng, và dùng chữ “khó có thể”, chứ không dùng chữ “không”, vì tôi sợ rằng những con vẹt 4000 năm sẽ hiểu nhầm chữ Ví dụ, và nghĩ rằng một người có vị trí đã xác định thì luôn nói đúng hơn người không có vị trí. It is not always the case. Ví dụ như những “nhà khoa học” đã đề nghị thiêu sống Giordano Bruno. Hoặc những giáo sư tiến sĩ vật lý của châu Âu và châu Mỹ lên tiếng chửi bới một anh nhân viên thư ký quèn không bằng cấp ở một Văn phòng quản lý bằng sáng chế phát minh ở Thụy sĩ – vâng, Albert Einstein. Hoặc những người theo thuyết tương đối của Einstein chửi bới thuyết bất định của Werner Heissenberg… Tuy nhiên normally thì một ông software architect thường là nói về software development dễ tin hơn một ông chủ cửa hàng CD.

    – Khi không biết thì phải thử: Như trên đã nói, nhiều khi rất khó xác định được phạm vi, ngữ cảnh hay độ tin cậy của người phát biểu nhận định, nên khi bạn không biết thì phải thử. Ngày nay, vào Internet, nếu bạn chịu khó tìm tòi thì sẽ thấy nhiều Web site với nhiều giáo sư tiến sĩ đánh giá A tốt hơn B, đồng thời cũng nhiều Web site với nhiều giáo sư tiến sĩ khác đánh giá B tốt hơn A. Và các Web site này đều sử dụng logic hình thức tốt như nhau, they are written by doctor professors, after all. Vì thế nên nếu bạn không chắc chắn, thì chỉ có mỗi cách là phải thử. Vì thế nên mới có các quy trình gọi là pilot implementation và proof-of-concept implementation khi làm software project.

    – Những gì đúng trong đa số trường hợp, không có nghĩa là nó đúng trong một trường hợp cụ thể. Đa số Tất cả, các con vẹt 4000 năm thân mến của tôi ạ.

    – Những gì hôm qua đúng, hôm nay chưa chắc đã đúng. Vì thế, trừ khi các bạn nhất quyết làm thợ lập trình, ai dạy gì nghe nấy, thợ cả bảo xếp gạch thì xếp gạch, bảo trộn hồ thì trộn hồ, còn không thì phải luôn luôn để ý, tìm tòi, học hỏi, thử nghiệm, khám phá.

    Ví dụ trực quan sinh động cho các con vẹt là cần thiết, nên tôi đưa ra một ví dụ. Nếu như các bạn đọc các Web site về lập trình Java, kể cả các Website của Sun, đều sẽ thấy nói là đối với String, nếu dùng s1 + s2 + s3 + s4 thì chậm hơn là dùng StringBuffer để append. Điều này đúng với Java từ 1.4 trở về trước. Đối với Java 6, các bạn thử xem cái nào nhanh hơn. viết thử một chương trình Java nhỏ để cộng chuỗi bằng “+” và “StringBuffer” , đo là biết ngay. Vì sao? Trên Internet có, Google có, MIT có giáo trình miễn phí. Các bạn vào được forum, thì cũng vào được Internet.

    Nếu các bạn không có khả năng tư duy logic, không biết thế nào là critical thinking, thì tốt nhất là không nên làm nghề lập trình, mà nên làm diễn viên hài, và vở hài kịch tốt nhất có thể đóng được là “Đẽo cày trên Internet”.

    (Không biết các bạn trẻ ngày nay có biết truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” hay không nữa? Xem ra thế hệ @ ngày nay còn thua xa các cụ nông dân kể truyện ngụ ngôn, hút thuốc lào, uống chè xanh và đi cày bằng trâu ngày xưa).

  2. Đúng, vấn đề của Dereck Sivers chính là không có chính kiến và khả năng đánh giá tình huống trong công việc. Dù vậy, việc sửa sai là cần thiết và có một sự thay đổi.

Comments are closed.