Nếu sếp giao thêm cho bạn một việc, nó quá tải với bạn, hãy biết cách từ chối. Người quen và gia đình thảng hoặc yêu cầu những việc, mà chúng ta không hề chờ đợi. Muốn vay mượn tiền, đến chơi, nhờ trông cháu… Và cho dù trong đầu muốn hét lên “không được”, chúng ta vẫn trả lời:”Được thôi!”.
Đã đến lúc cần phải thay đổi cách sống như vậy. Xin tiết lộ cách thức từ chối-vừa nhã nhặn, lại không mặc cảm có lỗi.
Nguyên tắc cơ bản
Hãy từ chối nhẹ nhàng, song dứt khoát. Hãy đưa lý do từ chối ngắn gọn và rõ ràng, tránh đi vào chi tiết. Việc giải thích dài dòng thường bất lợi và không cần thiết. Càng phân bua, đối tượng càng gây sức ép và cố gắng thuyết phục.
Không bao giờ thay đổi quyết định, một khi đã từ chối. Cố gắng “làm ngọt” lời từ chối, để tránh làm tổn thương tình cảm đối tác. Tốt nhất hãy bắt đầu bằng lưu ý mềm mỏng dạng: “Em thực sự muốn giúp chị, nhưng….”, hay: “Ngay bây giờ thì, không đuợc…”. Cố gắng, để sự từ chối không nhằm trực tiếp vào đối tượng, tránh nói-thí dụ: “Chị không thể cho em mượn áo dài, bởi con mèo nhà em xé rách”.
Bao giờ cũng nhận lý do từ chối về phía mình, thí dụ:”Chị không thể cho em mượn, vì chị có việc phải mặc hôm nay”. Trường hợp không chắc, có nên từ chối hay đồng ý, hãy tạm hoãn binh với câu hỏi: “Em có thể chờ sáng mai chị trả lời được không ?”. Xin liệt kê vài tình huống “nóng bỏng” và cách thức hoá giải.
Bạn bè và tiền bạc
Nếu người quen vay tiền. Bạn biết đó là con người khó tin và sợ mạo hiểm, hãy trả lời:”Xin lỗi, nhưng mình không thể. Hiện cả nhà chẳng còn khoản tiết kiệm nào”.
Nếu người vay là đối tượng vẫn chưa thanh toán món nợ cũ, hãy trả lời thẳng thừng :”Xin lỗi, nhưng mình chỉ cho mượn, khi cậu trả hết món nợ cũ!”. Phản ứng như vậy của bạn chắc chắn sẽ có tác dụng, bởi thái độ rõ ràng, không úp mở.
Bạn không cảm thấy có lỗi, bởi lẽ: bản thân có thể giúp đỡ bạn bè, song không không nên tiếp tục, một khi người khác không thực hiện sõng phẳng nghĩa vụ thanh toán.
Cũng nên ghi nhớ nguyên tắc:- với những khoản tiền lớn-chỉ nên cho vay người thân đáng tin cậy và chỉ trong trường hợp thật cần thiết.
Thăm viếng gia đình
Trong thời gian nghỉ hè, bà cô muốn cùng lũ trẻ đến nhà bạn, khi bạn đã có kế hoạch đi nghỉ mát cùng chồng con.
Hãy trả lời: “Cháu cũng định mời cô cùng các em đến chơi một, hai ngày, bởi tuần tới cả nhau cháu đã có kế hoạch đi nghỉ mát”.
Bạn không cảm thấy có lỗi, bởi: nhà của bạn là “pháo đài”của riêng bạn. Bạn có toàn quyền mời ai và trong thời gian nào, mà bản thân thấy thuận tiện.
“Bỏ bom” công việc
Sếp lại giao cho bạn việc mới, ngoài nghĩa vụ. Hoặc giao tiếp việc mới, trong khi việc cũ còn đầy cả đống.
Hãy trả lời:”Liệu thủ trưởng có thể cho em văn bản quy định cụ thể công việc của mọi người trong phòng? Một khi đã biết nghĩa vụ của mình, em sẽ tổ chức công việc tốt hơn, làm việc có hiệu quả hơn”.
Trường hợp biết chắc bản thân bị giao nhiều việc hơn người khác, hãy trả lời: “Em xin lỗi, song em chỉ có thể giải quyết công văn X, sau khi đã giải quyết công văn Y, bởi thời hạn đã gần hết”. Và thông báo thời gian có thể bắt tay giải quyết việc khác.
Phản ứng như vậy sẽ có tác dụng, bởi: bạn đã chứng tỏ với sếp rằng, bản thân không hề coi thường mệnh lệnh; mà chỉ muốn công việc được giải quyết tốt nhất.
Không cảm thấy có lỗi, vì: cần phải tự vệ, một khi bị “bỏ bom” quá nhiều. Sẽ chẳng làm được gì “ra hồn”, một khi sợ sệt, cả nể.
Đồ đắt tiền, không cho mượn
Người quen (không đáng tin cậy) đi về quê. Anh ta muốn muợn con A còng, mà bạn mới tậu. Hãy trả lời: “Xin lỗi, nhà mình mấy hôm nay nhiều việc, cũng phải đi luôn. Ngoài ra, nó là cả gia tài…”
Phản ứng của bạn sẽ có tác dụng, bởi: bạn không hề khẳng định rằng, bản thân không tin anh ta. Lý do không cho mượn là công việc gia đình.
Không cảm thấy có lỗi, bởi: chiếc xe “là cả gia tài”. Việc không rời nó là nhiệm vụ bảo vệ tài sản, không phải hành vi “ki bo”, chơi xấu.
Nhờ vả, lạm dụng
Bạn thường gặp quá nhiều phi vụ nhờ vả dạng:”Anh ấy là bác sỹ, hãy xin cho tới cái đơn thuốc…”, hoặc “Cậu giỏi tiếng Anh, hãy làm hộ con tớ bài tập này…”. Có thể giúp đỡ ai đó một-hai lần, song bạn sẽ bực mình, một khi sự nhờ vả quá nhiều.
Hãy trả lời: “Xin lỗi, chồng tớ không được phép tuỳ tiện kê đơn như vậy”, hoặc “Tuần trước tớ đã làm hộ rồi, lần này để con cậu tự học…”
Phản ứng như vậy sẽ mang lại kết quả, vì: bạn đã chứng tỏ, gia đình mình không dễ bị mọi người sai khiến.
Bạn không thấy bản thân có lỗi, bởi: là chuyên gia một lĩnh vực nào đó, không có nghĩa quanh năm đi “hầu” thiên hạ, bất kể lý do.