Hầu hết trên tất cả các bản phân phối của Linux đều có cài đặt gói ffmpeg
. Đây là một gói cho phép người dùng chuyển đổi định dạng tập tin đa phương tiện; ghi lại nội dung âm thanh, hình ảnh; xem, truyền nội dung đa phương tiện (âm thanh, video) qua mạng …
Thông thường, khi làm việc với các tập tin đa phương tiện, nhu cầu chuyển đổi định dạng tập tin rất nhiều do chúng ta cần chúng hoạt động trên nhiều loại thiết bị khác nhau: máy nghe nhạc, điện thoại (iphone, blackberry, android …), đầu phát kỹ thuật số, hay các định dạng phổ biến trên từng nền tảng hệ điều hành khác nhau (windows, linux, mac …). Khi làm việc trên Linux, tôi nhận thấy rằng không phải cứ sử dụng các phần mềm với GUI bắt mắt là nó có tính năng tốt và đầy đủ như tôi mong muốn (điều ngược lại có lẽ đúng hơn :sweat_smile:), nhất là từ khi chuyển sang dùng Arch Linux, tôi thường xuyên sử dụng các công cụ dòng lệnh nhiều hơn là các công cụ có GUI (nhiều hơn không có nghĩa là lúc nào cũng ưu tiên CLI – Command Line Interface đâu nhé, chẳng hạn như soạn thảo thì phải dùng GUI là đương nhiên rồi) và thấy rằng tốc độ làm việc tăng đáng kể.
phần mềm Ubuntu
Cài đặt WordPress trên Ubuntu
WordPress là một trong những phần mềm xuất bản nội dung (public software) phổ biến được viết trên ngôn ngữ PHP và sử dụng hệ cơ sở dữ liệu MySQL. Trong bài trước, bạn đã biết được cách cài đặt một máy chủ LAMP trên hệ điều hành Ubuntu, trong bài viết này, bạn sẽ biết cách làm sao cài đặt được WordPress hoạt động trên máy chủ LAMP giống như trên các máy chủ thương mại để có thể thử nghiệm hay xây dựng một dự án cá nhân như viết một phần mở rộng, thiết kế, tùy biến giao diện…
Không giống như việc cài đặt và cập nhật WordPress trên các máy chủ thương mại đó là tải về từ trang chủ của nhà phát triển rồi tải lên máy chủ của bạn hoặc cài đặt qua các phần mềm hỗ trợ của nhà cung cấp, WordPress trên Ubuntu được đóng gói và có sẵn trên máy chủ phân phối.
Bổ xung máy chủ nguồn (repository) để tăng tốc độ cập nhật và cài đặt phần mềm trên Ubuntu
Hầu hết, quá trình cài đặt phần mềm hay cập nhật hệ thống trên Ubuntu đều sử dụng kết nối internet. Việc này giúp người dùng luôn tiếp cận được với các phiên bản ổn định nhất của phần mềm thông qua máy chủ phân phối chính thức của Ubuntu nhưng cũng có hạn chế nhất định đối với những người dùng có kết nối hạn chế hoặc không có kết nối internet, vấn đề này có thể khắc phục một phần bằng cách tải về các bộ đóng gói phần mềm sẽ được đề cập trong thời gian tới.
Một điều rất dễ nhận thấy là khi bạn cài mới hệ điều hành Ubuntu xong là bạn sẽ nhận được thông báo cập nhật hệ thống với một dung lượng khá lớn trên dưới 100MB. Nếu bạn có một kết nối nhanh và ổn định thì vấn đề này thật sự quá đơn giản, tuy nhiên nếu bạn có một kết nối hạn chế hoặc ở vị trí quá xa so với nơi đặt máy chủ phân phối của Ubuntu dẫn đến việc cập nhật và cài phần mềm mới trở nên khó khăn thì khi đó giải pháp bổ xung máy chủ phân phối tại địa phương hoặc gần nơi bạn sống sẽ là một phương án tối ưu.